Còn gọi là ana klùa táo (Buôn Mê Thuột).
Tên khoa học Piper lolot C. DC.
Thuộc họ Hồ tiêu Piperaceae.
A. Mô tả cây
Lá lốt là một loại cây mềm, mọc cao tới 1m, thân hơi có lông. Lá hình trứng rộng, phía gốc hình tim, đầu lá nhọn, soi lên có những điểm trong, phiến lá dài 13cm, rộng 8,5cm, mặt trên nhẵn, mặt dưới hơi có lông ở gân, cuống lá dài chừng 2,5cm. Cụm hoa mọc thành bông, bông hoa cái dài chừng 1cm, cuống dài 1cm (Hình dưới).
B. Phần bố, thu hái và chê biến
Cây lá lốt mọc hoang và được trồng tại nhiều nơi ở miền Bắc nước ta, thường trồng bằng mẩu thân cắt thành từng khúc 20-25cm, giâm vào nơi ẩm ướt, dưới bóng cây mát. Thường nhân dân trồng lấy lá làm gia vị hay làm thuốc. Lá hái quanh năm, có thể dùng thân, hoa hay rễ. Hái về dùng tươi hay phơi khô để dành, nhưng thường dùng tươi. Nếu dùng rễ thường hái vào tháng 8-9.
C. Thành phần hoá học.
Trong lá lốt có tinh dầu. Hoạt chất khác chưa rõ.
D. Công dụng và liều dùng
Lá lốt là một vị thuốc còn được dùng trong phạm vi nhân dân.
Trong nhân dân dùng lá lốt làm gia vị hay làm thuốc sắc uống chữa đau xương, thấp khớp, tê thấp, đổ mồ hôi tay, chân, bệnh đi ngoài lỏng. Ngày dùng 5-10g lá phơi khô hay 15-30g lá tươi. Sắc với nước chia 2-3 lần uống trong ngày.
Người ta còn dùng dưới dạng thuốc sắc rồi cho ngâm chân hay tay hay đổ mồ hôi, ngâm đến khi nguội thì thôi.
Đơn thuốc có lá lốt đùng trong nhân dân
Chữa chân tay đau nhức:
Lá lốt, rễ bưởi bung, rễ cây vòi voi, rễ cỏ xước tất cả đều dùng tươi thái mỏng sao vàng, mỗi vị đều nhau 15g khô, sắc với 600ml nước. Cô còn 200ml. Chia 3 lần uống trong ngày.
Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi
COMMENTS - Bình luận
Đăng nhận xét