Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng - Ruối

Còn gọi là Duối, snai (campuchia), som po, ta ko, re mo (Lào).

Tên khoa học Streblus asper Lour.

Thuộc họ Dâu tằm Moraceae.
Quả Ruối - Streblus asper - Nguyên liệu làm thuốc Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

A. Mô tả cây

Cây có thể cao tới 4-8m, cành mang hoa gày. Lá hình trứng, dài 3-7cm, rộng 12-35mm, mép có răng cưa, cứng, nháp, không có lông. Hoa đực cái khác gốc, hoa đực họp thành đầu có cuống, đính phía dưới những cành ngắn, hoa cái mọc đơn độc trên một cuống. Quả thịt, màu vàng nhạt, to bằng hạt tiêu, hơi nổi lên giữa đài (Hình dưới).
Hình vẽ Ruối - Streblus asper - Nguyên liệu làm thuốc Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

B. Phân bồ, thu hái và chế biến

Ruối là một cây mọc rất phổ biến và được trồng ở khắp các tỉnh trong nước ta để làm hàng rào do có nhiều cành chằng chịt với nhau. Còn mọc ở Ấn Độ, miền nam Trung Quốc và Philipin.

Người ta dùng lá thân, rễ tươi và khô, thu hái gần như quanh năm.

Nhựa ruối cũng được dùng.

C. Thành phần hóa học

Trong nhựa mủ ruối có nhựa (Resin) và một ít cao su. Trong nhựa mủ đã đông đặc, tỷ lệ nhựa tới 76% và cao su là 23%.

Các chất khác chưa biết.
Cây Ruối - Streblus asper - Nguyên liệu làm thuốc Chữa bệnh Mắt Tai Răng Họng

D. Công dụng và liều dùng

Ruối còn gọi là một vị thuốc dùng trong phạm vi kinh nghiệm nhân dân.

Nhân dân thường dùng nhựa ruối dán lên hai bên thái dương chữa nhức đầu. Nhựa mủ của ruối có tác dụng làm đông sữa.

Cành và rễ thái mỏng sắc uống được dùng làm thuốc thông tiểu chữa bụng trướng, vỏ ruối ngậm chữa sâu răng, đau họng.

Nhân dân Cămpuchia còn dùng rễ ruối phối hợp với nhiều vị thuốc khác chữa ho, chữa lao phổi. Ấn Độ dùng vỏ ruối sắc uống chữa sốt, đi ỉa lỏng, lỵ. Có thể dùng dưới dạng sấy vỏ khô, tán nhỏ mà uống.

Nguyên Liệu Làm Thuốc trích từ nguồn: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS-TS Đỗ Tất Lợi

COMMENTS - Bình luận

BLOGGER